• :
  • :
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử Sở khoa học và công nghệ tỉnh Lai Châu
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Amazon trong tầm ngắm bị kiểm soát của Chính phủ Mỹ

Sự phát triển, thậm chí đôi khi là sự thống trị ngày càng tăng của Amazon đã biến họ thành mục tiêu của các cơ quan quản lý và những nhà lập pháp.

Nhưng cũng nhờ quy mô khổng lồ và tác động to lớn của mình, Amazon khiến những nhà lập pháp phải thận trọng hơn trong việc kìm hãm công ty này mà không làm ảnh hưởng đến những khách hàng và doanh nghiệp phụ thuộc vào nó.

Cuối tháng trước, một nhóm lưỡng đảng gồm các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ đã đưa ra một loạt dự luật nhằm giải quyết quyền lực của các công ty công nghệ thống trị, cụ thể là Facebook, Amazon, Apple và Google. Họ đã bị buộc tội tham gia vào các hoạt động chống cạnh tranh bởi những cơ quan quản lý của Mỹ và châu Âu. Các dự luật có thể mở đường cho sự chia tách của một hoặc nhiều công ty, bên cạnh việc có thể phải đưa ra những biện pháp khắc phục.

Là một trong 4 công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ, Amazon biết rõ rằng việc kinh doanh của họ sẽ thay đổi như thế nào nếu các dự luật kia được phê duyệt. Và mảnh ghép đầu tiên sụp đổ trong đế chế Amazon có thể là thị trường trung gian khổng lồ của họ.

Công ty gần đây đã tiết lộ, họ có thể bị buộc phải dừng vận hành thị trường của người bán bên thứ ba và trở lại những tháng ngày Amazon chỉ tự bán những món mà họ có. Một động thái có thể tác động đến hàng triệu người bán, những người phụ thuộc vào thị trường trung gian của Amazon để kinh doanh và làm đảo lộn trải nghiệm mua sắm của khách hàng, những người đã quen với việc mua sắm gần như mọi thứ họ muốn tại một nơi.

Những người theo dõi Amazon lâu năm đang bị giằng xé về việc liệu Amazon có thực sự tuân theo kế hoạch này nếu dự luật được thông qua hay không vì nó có thể ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận. Nhưng những nhà lập pháp phải đối mặt với nhiều thách thức khi họ tìm cách kiềm chế sức mạnh của Amazon và những gã khổng lồ công nghệ khác.

Joel Mitnick, một thành viên trong nhóm chống độc quyền tại công ty luật Cadwalader, cho biết: "Chia tách các công ty là rất khó, chia tách các công ty được khách hàng yêu mến còn khó hơn nữa".

Amazon từng chỉ là một công ty bán sách. Giờ đây, ta có thể kể một cách ngắn gọn các hình thức kinh doanh của họ như nền tảng điện toán đám mây Amazon Web Services; Whole Food; quảng cáo; game, giải trí và phát trực tuyến; hậu cần, kho bãi và vận chuyển; thiết bị thông minh; dịch vụ thanh toán và tất nhiên là cả thương mại điện tử.

Một số đã trở thành mục tiêu bị chỉ trích những năm gần đây. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, trong chiến dịch tranh cử tổng thống sơ bộ năm 2020 của bà, đã đề xuất bổ nhiệm các cơ quan quản lý để "lật lại các vụ sáp nhập có yếu tố chống cạnh tranh". Trong đó có cả vụ Amazon dùng 13,7 tỷ USD để mua lại Whole Foods vào năm 2017.

Gần đây, việc Amazon đề xuất mua lại hãng phim huyền thoại MGM với giá 8,45 tỷ USD cũng vấp phải phản ứng của bà Warren và những nhà lập pháp khác. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, dưới sự chỉ định của Ủy viên mới được bổ nhiệm và nhà phê bình Amazon Lina Khan, sẽ xem xét lại thỏa thuận trên.

Và dù chưa nhận được sự chú ý thật sự, Amazon Web Services cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các hành động của pháp luật. Đây cũng là dịch vụ có lợi nhuận nhất của Amazon, nó cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin quan trọng cho các công ty và các cơ quan chính phủ trên khắp thế giới, bao gồm cả bản thân Amazon.

Một số nhà phân tích, bao gồm cả cựu phó chủ tịch của Amazon, đã gợi ý rằng Amazon nên tách riêng Amazon Web Services ra như một cách để chống lại các áp lực về việc chống độc quyền và để kích thích sự tăng trưởng của dịch vụ này.

Lúc này, sự chú ý của Cơ quan Quản lý Mỹ mới chỉ hướng đến mảng cốt lõi của đế chế Amazon: mảng bán lẻ.

Khi tìm kiếm một sản phẩm trên web của Amazon, nhiều mặt hàng không phải của họ mà là hàng triệu người bán khác. Những người bán này dùng nền tảng của Amazon để tiếp cận hàng triệu người dùng. Nhưng quan hệ của Amazon với những người bán bên thứ ba đó đã trở thành tâm điểm bị chỉ trích.

Một số đã nêu lên lo ngại về việc Amazon sao chép sản phẩm của những người bán này rồi bán chúng với mức giá rẻ hơn khi cậy có đủ quy mô và nguồn lực hơn.

Trong phiên điều trần của Quốc hội năm ngoái, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos đã phải đối mặt với những câu hỏi gay gắt về việc liệu công ty có sử dụng dữ liệu từ người bán bên thứ ba để hỗ trợ hoạt động kinh doanh mang nhãn hiệu riêng không. Bezos nói rằng Amazon có một chính sách cấm làm điều đó, nhưng ông cũng thừa nhận rằng: "Tôi không thể đảm bảo rằng chính sách đó chưa từng bị vi phạm".

Vào tháng 5, Đặc khu Columbia đã kiện Amazon với cáo buộc cấm người bán cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên các trang web khác, điều được cho rằng sẽ giúp Amazon giữ vững thế độc quyền của mình.


Tin liên quan

Tin nổi bật