Cây giổi là cây bản địa gỗ lớn, thường xanh, cao 25-30 m, đường kính trung bình từ 40-60 cm, thân tròn thẳng, gốc có bạnh vè nhỏ. Giổi ăn hạt là cây có giá trị kinh tế cao. Giổi vốn là một loài gỗ quý, thớ mịn, không cong vênh lại rất thơm. Vì thế từ xưa đến nay gỗ giổi rất được ưa chuộng. Ngoài giá trị về gỗ, hạt giổi còn có tác dụng làm thuốc chữa ho, đau bụng, ngâm rượu để bôi, chữa nhức mỏi gân xương, tê thấp. Hạt giổi với hương vị thơm ngăm đặc trưng, riêng có là gia vị không thể thiếu cho bí quyết của những món ăn, món chấm đặc sản, gia truyền. Cùng với giá trị về dược liệu và dinh dưỡng làm cho loại hạt này vô cùng quý hiếm. Giá 1 kg hạt giổi khô khai thác từ rừng dao động từ 4 - 4,5 triệu đồng. Hạt thu hái tập trung tại vườn trồng kinh doanh có giá từ 2,0 - 2,5 triệu đồng/kg hạt khô.
Đồng chí Nguyễn Trường An – Phó Giảm đốc Sở Khoa học và Công nghệ( áo xanh) đang kiểm tra mô hình cây Giổi tại huyện Tân Uyên
Đoàn công tác đã kiểm tra mô hình thí nghiệm trồng rừng thâm canh Giổi lấy hạt tại xã Pa Ủ huyện Mường Tè với 02 thí nghiệm về tiêu chuẩn cây giống ( 500 cây/ha gồm cây 6 tháng tuổi và cây 12 tháng tuổi) và mô hình thâm canh giổi lấy hạt với diện tích 0,64 ha. Mô hình tại xã Nậm Cần và Thân Thuộc huyện Tân Uyên với 2 thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đối với cây giổi và mô hình thâm canh giổi lấy hạt và mô hình nhân giống giổi lấy hạt.
Qua kiểm tra, đánh giá thực tế. Đoàn công tác đánh giá cây giổi tại các mô hình đều sinh trưởng và phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh. Hiện tại, tỷ lệ sống của cây Giổi đạt 90%, cây phát triển nhanh và sinh trưởng khỏe, sạch sâu bệnh. Ngoài giá trị thu được từ hạt, gỗ cây giổi cũng có giá trị kinh tế.