• :
  • :
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử Sở khoa học và công nghệ tỉnh Lai Châu
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn “Bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm ocop sản phẩm nông nghiệp tại khu vực trung du miền núi phía bắc”

Sáng 19/8, Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển nguồn nhân lực thuộc trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu tổ chức lớp tập huấn bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm ocop sản phẩm nông nghiệp tại khu vực trung du miền núi phía bắc.

Lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước “Nâng cao nhận thức tập huấn về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩn ocop, sản phẩm nông nghiệp của khu vực trung du miền núi phía bắc” thuộc chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2020.

Tham dự lớp tập huấn có đại diện TS . Vũ Quỳnh Nam - Viện trưởng viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển nguồn nhân lực, đại diện Sở Khoa học và công nghệ tỉnh, các giảng viên của Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển nguồn nhân lực và 40 chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm ocop, sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tại lớp tập huấn các giảng viên đã giới thiệu đến các chủ thể ocop các nội dung: Khái quát về tài sản trí tuệ và bảo hộ tài sản trí tuệ; quản lý và khai thác quyền sở hữu công nghiệp; vai trò của sở hữu trí tuệ trong phát triển sản phẩm ocop và sản phẩm đặc thù củ địa phương; thương mại hoá trong các sản phẩm ocop và sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Chương trình OCOP là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương,…) và gia tăng giá trị. Mục tiêu của chương trình là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Sản phẩm tham gia chương trình OCOP có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương, thuộc các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thuốc dược liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, sinh vật cảnh, dịch vụ du lịch,...

Trên địa bàn tỉnh Lai châu,  theo nghị quyết 09/2019/NQ-HĐND ngày 23/72019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai châu  quy định về chính sách hỗ trợ tài chính trong chuyển giao ứng dụng đổi mới công nghệ và ác hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Đối với các sản phẩm đã được cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ thì hỗ trợ kiểu dáng công nghiệp 15 triệu đồng/01 chứng nhận; đối với nhãn hiệu thông thường hỗ trợ  15 triệu đồng/01 nhãn hiệu đã được chứng nhận; 30 triệu đồng/ 01 nhãn hiệu tập thể; đối với nhãn hiệu bảo hộ ở nước ngoài hỗ trợ 50 triệu đồng/01 nhãn hiệu được cấp chứng nhận nhãn hiệu ở nước ngoài.

Qua lớp tập huấn các học viên đã hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng, bảo hộ, quản lý tài sản trí tuệ đối với sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương nhằm thúc đẩy sức cạnh tranh, giá trị của các đặc sản, sản phẩm đặc trưng địa phương, góp phần phát triển quy mô sản xuất, thị trường trên cơ sở lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa địa phương.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật