• :
  • :
Chào mừng Đại hội Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ, Nhiệm kỳ 2025 - 2030
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA Ở CÁC CÁNH ĐỒNG TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều tra nông hộ tình hình sản xuất lúa ở bản Nà Đon, xã Bình Lư,...

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Flowchart: Process: Điều tra nông hộ tình hình sản xuất lúa ở bản Nà Đon, xã Nà Phát, huyện Tam Đường
Điều tra nông hộ tình hình sản xuất lúa ở bản Nà Đon, xã Bình Lư, huyện Tam Đường

Lúa là cây lương thực chủ yếu của tỉnh Lai Châu, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 29.936,08 ha, chiếm 3,30% tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm đất chuyên trồng lúa nước 6.884,70 ha (là ruộng trồng lúa nước, gồm cả ruộng bậc thang, hàng năm trồng cấy lúa nước từ 2 vụ trở lên); đất lúa nước còn lại 18.913,97 ha (là ruộng lúa nước, gồm cả ruộng bậc thang, hàng năm chỉ trồng được 1 vụ lúa nước); đất lúa nương 4.137,41 ha (là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ 1 vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp luân canh, xen canh với cây trồng khác). Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước phân bố chủ yếu ở 04 huyện (Tân Uyên 1.617,29 ha, Than Uyên 2.082,29 ha, Phong Thổ 784,13 ha, Tam Đường 771,22 ha). Đối với các cánh đồng tập trung Mường Than, Bình Lư, Mường So, Mường Khoa phát triển một số giống lúa đặc sản, chất lượng cao như: Séng cù, Tả cù, Tẻ râu, nếp Tan Co Giàng…., thống kê sơ bộ cho thấy tổng diện tích trồng lúa tập trung tại 4 cánh đồng là 1.707 ha (trong đó cánh đồng Mường Than là 415 ha, Mường So là 132 ha, Mường Khoa là 550 ha và Bình Lư là 610 ha). Tuy nhiên, để khai thác tối đa lợi thế sẵn có của các cánh đồng lúa tập trung trên địa bàn tỉnh thì cần có những nghiên cứu đánh giá làm căn cứ khoa học cho việc qui hoạch, quản lý, khai thác và sử dụng bền vững đất sản xuất lúa. Chính vì vậy, việc tìm hiểu đánh giá thực trạng vùng sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Lai Châu là việc làm cần thiết.

2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

2.1. Mục tiêu điều tra

– Tìm hiểu được hiện trạng canh tác mà các hộ dân đang sử dụng;

– Đánh giá được kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân.

2.2. Nội dung điều tra

– Nghiên cứu hiện trạng canh tác mà các hộ dân đang sử dụng;

– Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân.

2.3. Phương pháp điều tra

Thu thập thông tin tại phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Hợp tác xã và các phòng, Ban liên quan khác… và số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp qua nông dân trồng lúa và cán bộ công tác khuyến nông. Tổng cộng đã điều tra 120 hộ.

3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

3.1. Cơ cấu giống lúa

Tiến hành điều tra về cơ cấu giống thực tế của 4 cánh đồng trồng lúa tập trung trên địa bàn tỉnh Lai Châu (Cánh đồng Mường Than; Mường Khoa; Mường So; Bình Lư), kết quả được tổng hợp tại bảng 1.

Bảng 1: Cơ cấu giống tại các cánh đồng sản xuất lúa tập trung của tỉnh Lai Châu

Giống lúa Mường Than (%) Mường So (%) Mường Khoa (%) Bình Lư (%)
Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa
Lúa Lai 26,67 31,11 0 0 20 30 20,0 45,66
Nghi Hương 2308 8,89 20,0 7,5 15,0 2,22 17,78
Nhị ưu 838 2,22
Thục Hưng 6 13,33
Đắc Ưu 11 4,44
LC 25 8,88
Việt Lai 20 17,78 8,89 12,5 15,0 17,78
Khác 2,22
Lúa Thuần 73,33 68,89 100 100 80 70 80,0 54,34
IR 64 15,56
J02 26,67 15,56 13,33 13,33 17,78 2,22
Séng cù 26,67 17,78 22,5 22,5 33,33 17,78
Hương thơm số 1 6,67 10,0 30,0 2,5
Bắc thơm số 7 17,78 13,33 15 12,5
Nếp tan Co Giàng 6,67 15 17,5 13,33 13,33
Tẻ Râu 2,22 15,56 4,44
PC6 20,0 23,33
DS1
NH6 26,67 13,34 20 15
Vai gáy 30,0 20,0
Khác 8,89 7,5
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Kết quả bảng 1 cho thấy, tại các cánh đồng sản xuất lúa tập trung của tỉnh Lai Châu, người dân sử dụng đa dạng giống, trong đó có các giống lúa lai như: Nghi Hương 2308; Nhị ưu 838; Thục Hưng 6; Đắc Ưu 11; LC 25; Việt Lai 20….và lúa thuần chất lượng cao như: IR 64; J02; Séng cù; Hương thơm số 1; Bắc thơm số số 7; Nếp tan Co Giàng; Tẻ Râu; PC6; DS1; NH6; Vai gáy…

3.2. Phương thức sử dụng phân bón

Kết quả điều tra cho thấy, theo kinh nghiệm cũng như khuyến cáo của cán bộ khuyến nông xã, đa phần người dân hiện nay đều sử dụng phân tổng hợp NPK kết hợp phân đơn để bón cho lúa. Kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 2.

Bảng 2: Các loại phân bón và tỷ lệ các hộ sử dụng tại các cánh đồng

sản xuất lúa tập trung của tỉnh Lai Châu

Địa điểm   Loại phân NPK (%) Phân bón bổ sung (%)
Bón lót Bón thúc Ure Super lân Kali Clorua
5-10-3 12-5-10 12-2-12 13-5-7 20-10-10 12-3-10
Mường Than 100 44,44 28,89 28,89 28,89 28,89 100 100 100
Mường So 100 50 8,89 8,89 8,89 8,89 22,22 22,22 22,22
Mường Khoa 100 30 11,11 11,11 11,11 11,11 4,44 4,44 4,44
Bình Lư 100 44,44 6,67 6,67 6,67 6,67 100 100 100
Trung bình 100 41,88 21,25 13,13 14,38 9,38  100,0  15,63  10,0

Kết quả trên cho thấy, 100% các hộ dân sử dụng phân bón lót cho lúa là phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 5-10-3, kết hợp bón bổ sung bằng các loại phân đơn. Người dân sử dụng các loại phân bón NPK có tỷ lệ rất khác nhau để bón vào các giai đoạn sinh trưởng như: NPK Lâm Thao (12-2-12) chiếm 21,25% số hộ sử dụng; NPK Nông Gia (13-5-7) chiếm 13,13% số hộ sử dụng; NPK Cà Mau (20-10-10) có 14,38% số hộ sử dụng; NPK – S Lâm Thao (12-3-10 + 7S) có 9,38% số hộ sử dụng; NPK Văn Điển (12:5:10) có 41,88% số hộ sử dụng….Tiến hành điều tra liều lượng phân bón, kết quả được thể hiện tại bảng 3.

Bảng 3. Tình hình sử dụng phân bón tại các cánh đồng

sản xuất lúa tập trung của tỉnh Lai Châu

Loại  giống Địa điểm Lượng phân bón thực tế Lượng phân bón khuyến cáo
PC (tấn/ha) N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) PC (tấn/ha) N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha)
Lúa  lai Mường Than 89,5 62,05 67,2 10-20 90-110 70-80 90-120
Mường So 96,2 66,2 66,3
Mường Khoa 94,95 64,75 69,65
Bình Lư 90,30 60,35 65,80
Tỷ lệ NPK 1:0,7:0,7 1:0,8:1
Lúa thuần Mường Than 80,6 55,3 65,1 15-20 78-90 65-70 60-70
Mường So 87,4 56,4 62,5
Mường Khoa 86,78 58,0 67,7
Bình Lư 82,18 53,60 54,29
Tỷ lệ NPK trung bình 1:0,7:0,7 1:0,8:0,8

Hiện nay lượng phân bón trung bình người dân ở các cánh đồng lúa tập trung bón cho lúa thuần với lượng khoảng 84,27 kg/ha, thấp hơn so với mức phân bón khuyến cáo; lượng phân lân 55,82 kg/ha thấp hơn khuyến cáo và đặc biệt kali chỉ khoảng 62,40 kg/ha (khuyến cáo 90-120 kg/ha). Đối với lúa lai, với tỷ lệ bón trung bình (NPK) là: 92,74:63,34: 67,24 cũng cho thấy sự mất cân bằng giữa các tỷ lệ bón so với lượng khuyến cáo. Việc mất cân đối giữa tỷ lệ N:P:K làm giảm hiệu quả của việc bón phân. Đồng thời, canh tác hầu như không bón bổ sung phân chuồng hiện nay trên đất lúa cũng tiềm ẩn nguy cơ của việc suy thoái độ phì nhiêu đất canh tác.

d. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại lúa

Tiến hành điều tra tình hình sâu bệnh hại trên lúa tại 4 cánh đồng tập trung trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Kết quả cho thấy, lúa chủ yếu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá phát sinh gây hại. Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung 100% các hộ điều tra các vùng sản xuất lúa tập trung đều có sâu gây hại. Tỷ lệ mắc các loại bệnh hại cũng khá lớn, chiếm từ 81,88-90% số hộ điều tra, cụ thể bệnh bạc lá lúa trung bình có 81,88% số hộ có diện tích bị nhiễm bệnh, bệnh khô vằn là 85% và bệnh đạo ôn là 90%.

Bảng 4. Tình hình sâu bệnh hại tại các cánh đồng sản xuất lúa tập trung

 của tỉnh Lai Châu năm 2019

TT Vùng nghiên cứu
(Tổng số hộ điều tra)
Sâu hại Bệnh hại
Sâu cuốn lá nhỏ Sâu đục thân Rầy nâu Bạc lá Khô vằn Đạo ôn
1 Mường Than Số hộ 45 45 45 36 45 45
Tỷ lệ 100 100,0 100,0 80,0 100,0 100,0
2 Mường So Số hộ 30 30 30 21 28 27
Tỷ lệ 100 100 100 70,0 93,33 90,0
3 Mường Khoa Số hộ 40 40 40 34 32 35
Tỷ lệ 100 100 100 85,0 80,0 87,5
4 Bình Lư Số hộ 45 45 45 40 31 37
Tỷ lệ 100 100 100 88,89 68,89 82,22
Trung bình 100,0 100,0 100,0 81,88 85,0 90,0

Kết quả điều tra cho thấy, lúa chủ yếu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá phát sinh gây hại. Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung 100% các hộ điều tra các vùng sản xuất lúa tập trung đều có sâu gây hại. Tỷ lệ mắc các loại bệnh hại cũng khá lớn, chiếm từ 81,88-90% số hộ điều tra.

e. Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa

Bảng 5. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa tại các cánh đồng

tập trung trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Địa điểm Lúa lai (1000 đ) Lúa thuần (1000 đ)
Tổng chi Tổng thu Lãi thuần Tổng chi Tổng thu Lãi thuần
Bình Lư 15.122,80 36.270,00 21.147,20 14.509,30 33.117,00 18.607,70
Mường Khoa 15.890,40 33.605,00 17.7714,60 15.296,60 30.457,00 15.160,40
Mường Than 15.521,20 35.067,50 19.546,30 14.879,40 31.986,50 17.107,10
Mường So 16.171,90 32.890,00 16.718,10 15.473,70 29.659,00 14.185,30

Kết quả bảng 5 cho thấy, nhìn chung chi phí cho sản xuất lúa lai và lúa thuần dao động trong khoảng 14,5 – 16,1 triệu đồng/ha. Tổng thu của lúa lai dao động từ 32,8- 36,2 triệu đồng/ha trong khi tổng thu của lúa thuần thấp hơn, dao động từ 29,6-33,1 triệu đồng. Như vậy lãi thuần của lúa lai dao động khoảng 16,7-21,1 triệu/ha trong khi lãi thuần của lúa thuần chỉ đạt được 14,1-18,6 triệu/ha.

IV. KẾT LUẬN

– Qua kết quả tiến hành điều tra và phân tích kết quả sản xuất lúa đã chỉ ra rằng, người dân đang thâm canh ở mức trung bình và năng suất cũng ở ngưỡng trung bình.

– Việc sử dụng phân bón mất cân đối về liều lượng và tỷ lệ dinh dưỡng khoáng N, P, K và sự mất cân đối giữa hàm lượng hữu cơ – vô cơ trong sản xuất là nguyên nhân các vùng đất lúa hiện nay tiềm ẩn nguy cơ suy giảm độ phì nhiêu đất, đất bị chua hóa, nghèo kiệt hóa và mất kết cấu.

– Về hiệu quả kinh tế: Cây lúa cũng cho hiệu quả kinh tế, tuy nhiên không được cao. Mức chi phí đầu tư vào sản xuất lúa khá lớn nhưng hiệu quả mang lại chưa cao như mong muốn của người dân. Chi phí sản xuất khá lớn trong khi đó giá trị sản xuất thu lại ở mức thấp.

Trần Thị Huế, Vũ Mạnh Quyết, Nguyễn Thị Huế


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin nổi bật