Nhằm Cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp của Kết luận số 121-KL/TW, Kết luận số 126-KL/TW, Kết luận số 127-KL/TW, Kết luận số 134-KL/TW về chủ trương sắp xếp, tinh gọn, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị, bảo đảm tính đồng bộ, liên thông. Xác định quyết tâm chính trị cao nhất, triển khai thực hiện theo phương châm "vừa chạy vừa xếp hàng"; trong quá trình thực hiện phải thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, bảo đảm đúng Điều lệ Đảng, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, sự chỉ đạo, định hướng của Trung ương và phù hợp với yêu cầu thực tiễn; đồng thời, bảo đảm vận hành thông suốt, hiệu quả cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
Nhiệm vụ, giải pháp
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt
- Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở quán triệt, học tập Kết luận số 121-KL/TW, 126-KL/TW, 127-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư (đã hoàn thành).
- Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chỉ đạo tiếp tục tổ chức việc nghiên cứu, quán triệt các Kết luận của Trung ương, Kế hoạch của Tỉnh ủy và kế hoạch của cấp mình tại địa phương, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi phụ trách (hoàn thành trước ngày 10/4/2025). Chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, công tác tư tưởng cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người dân nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị, lợi ích của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, bảo đảm sự đoàn kết, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn đảng bộ và cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân để tổ chức thực hiện hiệu quả. Nắm bắt dư luận xã hội về những vấn đề liên quan, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ.
2. Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
2.1. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương (đã hoàn thành)
* Đối với các cơ quan đảng, đoàn thể
- Kết thúc hoạt động các đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh, Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; ban tuyên giáo và ban dân vận thành ban tuyên giáo và dân vận huyện ủy, thành ủy. - Giải thể các công đoàn ngành, thành lập Công đoàn các cơ quan Đảng tỉnh, Công đoàn Ủy ban nhân dân tỉnh; sáp nhập ban chuyên môn thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh.
* Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện:
- Hợp nhất Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Tài chính; hợp nhất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường thành Sở Nông nghiệp và Môi trường; hợp nhất Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Thông tin và Truyền thông thành Sở Khoa học và Công nghệ; hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ thành Sở Nội vụ; hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng thành Sở Xây dựng; thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo.
- Tiếp nhận Cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
- Hợp nhất Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Nội vụ thành Phòng Nội vụ; hợp nhất Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) và Phòng Tài nguyên và Môi trường thành Phòng Nông nghiệp và Môi trường; thành lập Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; thành lập Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; thành lập Phòng Dân tộc và Tôn giáo.
* Sắp xếp lại tổ chức bộ máy công an địa phương, không tổ chức công an cấp huyện.
2.2. Thực hiện nghiêm các chủ trương, kết luận của Trung ương về xây dựng, hoàn thiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chất lượng giám sát, phản biện xã hội, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; xây dựng các cơ quan tham mưu của cấp ủy, mô hình tổ chức của chính quyền địa phương thực sự tinh gọn, phù hợp theo định hướng của Trung ương.
- Trên cơ sở định hướng của Trung ương, xây dựng và triển khai thực hiện các đề án:
(1) Đề án không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
(2) Đề án kết thúc hoạt động đảng bộ huyện, thành phố; thành lập đảng bộ xã, phường trực thuộc Tỉnh ủy.
(3) Đề án sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp tỉnh và cấp xã).
(4) Đề án sáp nhập Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh vào Báo Lai Châu thuộc Tỉnh ủy.
(5) Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong của các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính, bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp hoặc không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
- Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác hoạt động không hiệu quả; tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian đảm bảo theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, ngày 07/10/2020 của Chính phủ. Đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoặc sang công ty cổ phần; thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, nhất là lĩnh vực giáo dục, y tế, kinh tế... Trên cơ sở quy định của Trung ương, thực hiện chuyển một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công thuộc ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đảm nhiệm. Tiếp tục nghiên cứu chuyển đổi mô hình, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn.
- Tiếp nhận các tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp về trực thuộc cấp ủy địa phương theo địa bàn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực hiện nghiêm túc các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Đẩy mạnh phát triển tổ chức cơ sở đảng, nhất là trong khu vực ngoài nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; duy trì bền vững chi bộ thôn, bản, tổ dân phố. Rà soát, sắp xếp hợp lý tổ chức cơ sở đảng đồng bộ với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng Đảng. - Tiếp tục rà soát, kết thúc hoạt động các ban chỉ đạo (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết).
3. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
- Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các chủ trương, đường lối của Đảng. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Chương trình hành động số 30-CTr/TU, ngày 12/4/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Quy định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng, cơ chế lãnh đạo, phối hợp của các cấp ủy ở tỉnh và cơ sở.
- Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông. Rà soát, hoàn thiện cơ chế vận hành, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; xác định và phân định thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa chính quyền cấp tỉnh và cơ sở, tăng quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của địa phương, cơ quan, đơn vị, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu, kiểm soát quyền lực chặt chẽ. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản còn chồng chéo, bất cập, các quy chế, quy trình công tác, nguyên tắc làm việc bảo đảm các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp, kiện toàn thực sự được "nâng cấp", tạo đột phá về hiệu lực, hiệu quả hoạt động; chất lượng hoạt động được "nâng tầm".
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị của đơn vị, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế, bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của người dân.
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030 về nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy. Căn cứ các văn bản của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và tình hình thực tiễn cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch hành động và lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện việc sắp xếp và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; các cấp ủy, tổ chức đảng xác định những nội dung cần thực hiện theo các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện.
4. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ, quản lý biên chế
- Tiếp tục cụ thể hóa các nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức đảng; sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác cán bộ, quản lý biên chế, danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị đảm bảo theo quy định của Trung ương, phù hợp với mô hình tổ chức mới và điều kiện thực tiễn. Ban hành tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ. Nghiên cứu cơ chế khuyến khích về đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Thực hiện tốt cơ chế lựa chọn, bố trí đúng cán bộ tốt, thực sự có đức, có tài, phẩm chất năng lực, uy tín, khát vọng cống hiến, vì nước vì dân vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị; sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín. Quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, việc bố trí cán bộ phải được thực hiện nghiêm túc, thận trọng, công tâm, khách quan bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch phù hợp với năng lực và sở trường để phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo theo tinh thần "từ việc chọn người", giữ được những cán bộ có năng lực, không để "chảy máu chất xám", không để phát sinh những vấn đề phức tạp về nội bộ, không để ảnh hưởng đến tổ chức đại hội đảng bộ các cấp. Tiếp tục bố trí, sắp xếp số lượng cấp phó dôi dư đối với các cơ quan, đơn vị do sáp nhập, giải thể, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo theo quy định. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch số 87-KH/TU, ngày 20/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; Kết luận số 524-KL/TU, ngày 24/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Quy định số 70-QĐ/TW, ngày 18/7/2022 và Kết luận số 40-KL/TW, ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý biên chế và tinh giản biên chế theo Kế hoạch số 82-KH/TU, ngày 27/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Xây dựng kế hoạch quản lý biên chế cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2026-2031 theo quyết định của Bộ Chính trị, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp và quản lý biên chế của hệ thống chính trị; trong đó xác định giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Công văn số 31/CVBCĐTKNQ18, ngày 04/01/2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW; chọn cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Tăng cường quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các đơn vị sự nghiệp công lập. Hằng năm, căn cứ vào mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp để xây dựng kế hoạch chuyển số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước sang hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp. Thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại viên chức hằng năm theo quy định để kịp thời đưa ra khỏi đội ngũ những người có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ; xem xét, cắt giảm số biên chế được giao chưa sử dụng của các cơ quan, đơn vị; sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỉ lệ ít nhất 65%, tinh giản biên chế đối với các vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ.
- Rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện danh mục vị trí việc làm để xác định biên chế, chỉ tiêu nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với đánh giá thực chất, xếp loại chính xác công chức, viên chức.
- Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động trực tiếp trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Quan tâm, bố trí cân đối ngân sách nhà nước, hằng năm tiết kiệm 10% kinh phí chi thường xuyên để thực hiện cải cách chính sách tiền lương, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công việc.
- Thực hiện kiêm nhiệm chức danh, giảm số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách. Tiếp tục thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND các cấp; bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã ở những nơi có điều kiện. Đối với các đơn vị sự nghiệp, thực hiện chế độ kiêm nhiệm một số vị trí việc làm phù hợp, có khối lượng công việc không nhiều, tính chất công việc có liên quan, hỗ trợ lẫn nhau. Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh; khoán, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; khoán kinh phí để chi trả phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. 5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách hành chính - Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Chương trình hành động số 83-CTr/TU, ngày 27/02/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 57NQ/TW và Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 25/02/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình chuyển đổi số tỉnh Lai Châu giai đoạn 20212025, định hướng đến năm 2030. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số, công dân số nhằm thích ứng nhanh yêu cầu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả cải cách hành chính theo Nghị quyết số 08NQ/TU, ngày 20/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; trong đó tập trung đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp.
6. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, giám sát của HĐND, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, giải quyết đơn thư, kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, quản lý biên chế cán bộ, công chức, viên chức.