Theo Công ước của Liên hợp quốc vềchống sa mạc hóa, có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bịsuy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân sốthếgiới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỷUSD). Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kểtừnăm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thểảnh hưởng đến hơn 3/4 dân sốthếgiới vào năm 2050. Phục hồi đất là một trong những mục tiêu chính trong Thập kỷPhục hồi Hệsinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chếhợp tác toàn cầu, khu vực đểbảo vệvà hồi sinh các hệsinh thái trên toàn thếgiới nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất; Nghị quyết số06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị; Quyết định số419/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030; Quyết định số450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;Chỉ thị số11/CT-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số13/CT-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.