Ngày 9/11, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Kế hoạch Kế hoạch Phát triển Sâm Lai Châu giai đoạn 2022-2030 và định hướng đến năm 2045
Nhằm bảo tồn và quản lý diện tích Sâm Lai châu hiện có và phát triển Sâm Lai Châu gắn với chế biến thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, có thương hiệu gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên cơ sở có sẵn tiềm năng, lợi thế của địa phương, tăng thu nhập cho người dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn đến năm 2030:
Về bảo tồn nguồn gen: Bảo tồn nguồn gen cây Sâm Lai Châu có phân bố trong rừng tự nhiên với diện tích khoảng 100 ha tại các huyện Tam Đường, Tân Uyên, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè.
Về giống: Hỗ trợ đầu tư, xây dựng 05 cơ sở sản xuất giống, 02 trung tâm sản xuất giống công nghệ cao đồng thời phát triển vùng nguyên liệu Sâm Lai Châu tập trung, chất lượng.
Về phát triển vùng nguyên liệu: Hình thành vùng nguyên liệu trồng sâm tập trung tại những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp với quy mô phát triển vùng trồng sâm toàn tỉnh khoảng 3000 ha.
Về chế biến các sản phẩm Sâm: Thu hút, hỗ trợ đầu tư, xây dựng 01 nhà máy chế biến sản phẩm Sâm Lai Châu đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; phát triển các cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm Sâm Lai Châu tại những vùng nguyên liệu tập trung.
Về quê sản phẩm: Có ít nhất 1 nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm từ cây Sâm Lai Châu.
Giai đoạn đến năm 2045:
Về phát triển vùng nguyên liệu: Trên cơ sở tổng kết, đánh giá hiệu quả phát triển Sâm Lai Châu giai đoạn 2022 – 2030, sẽ định hướng cụ thể về phát triển quy mô vùng trồng Sâm, đến năm 2045 phấn đấu vùng trồng đạt khoảng trên 10000ha, hình thành các vùng trồng Sâm tập trung trên địa bàn các huyện đã xác định.
Về chế biến các sản phẩm Sâm: Thu hút đầu tư, xây dựng thêm 01 nhà máy chế biến sản phẩm Sâm Lai Châu; 100% sản phẩm Sâm thu hoạch được sơ chế, bảo quản đảm bảo theo quy trình kỹ thuật, có 30% sản lượng Sâm Lai Châu được chế biến sâu.
Các nhiệm vụ chính:
Bảo tồn, phát triển Sâm Lai Châu: Điều tra, đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án quản lý, bảo tồn cây Sâm Lai Châu ngoài tự nhiên có phân bố trong rừng tự nhiên thuộc các huyện Tam Đường, Tân Uyên, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè. Xây dựng vùng bảo tồn tại một số vùng sinh thái điển hình ở các huyện: Tam Đường, Mường Tè, Phong Thổ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo tồn, phát triển nguồn gen Sâm Lai Châu và xác định vùng trồng thích hợp.
Nghiên cứu, chọn, tạo sản xuất giống Sâm Lai Châu: Tập trung chọn, tạo giống Sâm có năng suất, chất lượng cao, chống chịu với sâu và bệnh hại tại các địa phương trên cơ sở xác định cụ thể về quy mô vùng trồng Sâm Lai Chau phù hợp; hoàn thiện các quy trình sản xuất giống và quy trình canh tác Sâm Lai châu phục vụ gây trồng, phát triển vùng nguyên liệu ở quy mô sản xuất hàng hóa; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát nguồn gốc giống Sâm Lai Châu đảm bảo hợp pháp theo quy định.
Thúc đẩy chế biến, kinh doanh các sản phẩm Sâm Lai Châu: Đầu tư, phát triển các cơ sở chế biến Sâm gắn với vùng nguyên liệu theo hướng hiện đại; ưu tiên đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm từ Sâm Lai Châu bao gồm: Thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, sản phẩm thực dưỡng…Phát triển, đa dạng hóa sản phẩm Sâm Lai Châu theo chuỗi giá trị; phát triển các kênh giới thiệu, phân phối sản phẩm ở trong và ngoài nước. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc Sâm Lai Châu; bảo đảm các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng khuyến khích các tổ chức hình thành các phòng kiểm định nguồn gốc, chất lượng Sâm lai Châu tại các vùng trọng điểm trồng và chế biến sản phẩm Sâm. Hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm Sâm Lai Châu.
Xây dựng phát triển thương hiệu, quảng bá thị trường, xúc tiến thương mại: Có ít nhất 1 nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm từ cây Sâm Lai Châu; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên truyền, gới thiệu về các sản phẩm làm từ cây Sâm Lai Châu. Hỗ trợ các tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng gắn với giới thiệu nét văn hóa truyền thống canh tác và sử dụng Sâm Lai Châu.
Phát triển hạ tầng vùng trồng Sâm gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư các cơ swor sản xuất giống Sâm Lai Châu tại các địa phương trên cơ sở xác định cụ thể về quy mô diện tích vùng trồng gắn với quản lý, truy xuất nguồn gốc giống, đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, điện kết nối vùng trồng sâm đến các huyện, xã và cơ sở chế biến.
Các giải pháp :
Về tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch phát triển Sâm Lai Châu với nhân dân, các cơ quan đoàn thể tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cán bộ, đảng viên người dân và doanh nghiệp.
Về Khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong chọn tạo giống và kỹ thuật nuôi trồng Sâm Lai Châu cho năng suất, chất lượng cao; Sơ chế, chế biến và chiết xuất dược liệu nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng; giá thành cạnh tranh đáp ứng được quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
Chủ động phát triển nâng cao nghiên cứu khoa học, liên kết nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ khoa học và sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến các sản phẩm từ Sâm Lai Châu.
Về tổ chức sản xuất: Rà soát, kiểm tra, xác định cụ thể về diện tích các khu vực có điều kiện phù hợp để gây trồng, phát triển Sâm Lai Châu thu hút đầu tư theo quy định của pháp luật; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với người dân đầu tư bảo tồn, phát triển vùng nguyên liệu, khai thác, chế biến sản phẩm gắn với sản xuất theo chuỗi, tạo giá trị gia tăng; thu hút người dân sống gần rừng tham gia vào hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập; Phát huy tốt vai trò của hiệp hội sâm lai châu.
Về cơ chế, chính sách: Rà soát và nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách đặc thù cho phát triển Sâm Lai Châu. Trong đó tập trung nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích doanh nghiệp xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm Sâm; thuê đất đài, nguồn vốn…
Giai đoạn 2022-2030 khi chính sách thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển dược liệu chưa hoàn thiện : Tập trung khuyến khích các cộng đồng dân cưm hộ gia đình tự tổ chức liên kết hoặc liên doanh để phát triển Sâm Lai Châu.
Về mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế: Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong nước, tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu quý và Sâm Lai Châu; Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện của tỉnh để tạo đột phá trong phát triển cây dược liệu, tạo ra sản phẩm có giá trị cao; Tăng cường hợp tác, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo nhân lực tại các địa phương trong nước, các nước có thế mạnh trong nuôi trồng, phát triển, chế biến cây dược liệu.
Về huy động nguồn vốn: Chủ động cân đối, bố trí ngân sách địa phương và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để hỗ trợ các dự án thuộc chương trình theo đúng tiến độ đề ra; Các cơ quan chuyên môn đề xuất, xây dựn kế hoạch đảm bảo theo các quy định của pháp luật để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; xây dựng phát triển các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp trong nông nghiệp nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
BBT