Sáng 4/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh lai châu phối hợp với trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo “thực trạng phát triển sản xuất cho một số nông sản hàng hoá theo chuỗi giá trị ở tỉnh lai châu trong liên kết vùng tây tây bắc”. Tham dự hội thảo có đại diện các sở ban ngành tỉnh,Hội nông dân tỉnh, đại diện liên minh hợp tác xã, liên hiệp hội khoa học kỹ thuật tỉnh, hội phụ nữ tỉnh, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh và đại diện các nhà khoa học của trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên. Tiến sỹ Dương Đình Đức – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ – chủ trì hội thảo.

Quang cảnh buổi Hội thảo.
Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe 5 chuyên đề: Phát triển nông sản hàng hoá theo chuỗi giá trị tại các tỉnh miền núi phía bắc và việt nam; thực trạng phát triển sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh lai châu; phân tích những yếu tói ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị nông sản của tỉnh lai châu; đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển chuỗi giá trị nông sản của tỉnh lai châu; tiềm năng, triển vọng và định hướng phát triển chuỗi giá trị nông sản hàng hoá tại tỉnh Lai Châu trong liên kết vùng tây bắc. Theo đó, việc phát nông sản hành hoá theo chuỗi giá trị nông nghiệp là một hướng đi cần thiết cho sản phẩm nông nghiệp để di chuyển từ khâu đầu vào, sản xuất, sau thu hoạch, chế biến xử lí, mua bán trên thị trường và đến tay người tiêu dùng. Việc phát triển nông sản trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm và phát triển, thể hiện qua các chính sách hỗ trợ, mở rộng quy mô, hỗ trợ tiêu thụ và phát triển sản xuất. Sản lượng lương thực có hạt tăng nhanh, an ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành được các cánh đồng sản xuất hàng hoá tập trung với 3021 ha tại các huyện Than uyên, Tân uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ…; sử dụng các giống lúa thuần chất lượng như sénh cù, pc6, tẻ râu… cây ngô, cây chè đều tăng nhanh về diện tích 6995 ha và sản lượng chè búp tươi đạt 30860 tấn; cây mắc ca đạt 2704 ha, cây quê đạt 6356 ha. các doanh nghiệp đã hướng dẫn kỹ thuật cung ứng vật tư, phân bón và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Cây ăn quả được tập trung phát triển khoảng 6200 ha cây ăn quả trong đó chuối và dứa có 3726 ha tập trung tại các huyện phong thổ, sìn hồ, nậm nhùn, thành phố.. 730 ha cây ăn quả ôn đới tại các xã vùng cao; 580 ha cây có múi, 80 % sản lượng chuối được xuất thô sang thị trường trung quốc. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, vai trò, vị trí của hợp tác xã ngày càng được cunge cố và khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế. Toàn tỉnh hiện có 91 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung chia sẻ, thảo luận về vị trí và vai trò của việc phát triển sản xuất cho các sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị ở tỉnh Lai Châu, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp hướng tới sản xuất quy mô lớn với các sản phẩm chủ lực, sử dụng các giống chất lượng và năng suất cao, quy trình canh tác hiện đại gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Việc tìm ra chủ thể quan trọng nhất của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, làm cầu nối, giúp doanh nghiệp và nông dân hợp tác ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Các đại biểu dự Hội thảo đã tập trung đóng góp ý kiến, trao đổi về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, cũng như kinh nghiệm và các giải pháp cụ thể để phát huy vai trò của chuỗi liên kết trong xây dựng sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Dương Đình Đức, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã trân trọng cảm ơn và ghi nhận những ý kiến của các nhà khoa học, ý kiến chia sẻ kinh nghiệm của các đại biểu dự Hội thảo trao đổi về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, cũng như kinh nghiệm và các giải pháp cụ thể để phát triển sản xuất cho một số nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị ở tỉnh Lai Châu trong xây dựng chuỗi liên kết vùng tây bắc. Đồng chí cũng nhấn mạnh định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2020, xác định nông nghiệp là động lực chính, ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển của tỉnh. Theo đó, đề tài cần tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của 3 nhóm sản phẩm nông nghiệp hàng hóa như: Gạo, Chè, Chuối. cần đi sâu hơn về các khuyến cáo để phát triển các sản phẩm nông sản trong chuỗi liên kết, các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng nông sản./.
Thanh Huyền