Sáng 21/6, Tại Hội trường UBND huyện Tam Đường, SởKhoa học và Công nghệ phối hợp với trường đại học Kinh tếvà QTKD Thái Nguyên và UBND huyện Tam Đường đã tổ chức Hội thảo khoa học “thực trạng phát triển sản xuất sản phẩm đào , mận, lê gắn với Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tam Đường” . Tham dự hội thảo có đồng chí Bùi ThịLệ Dung -Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; đồng chí Phong Vĩnh Cường – Ủy viên BTV huyện Ủy – Phó chủ tịch UBND huyện Tam Đường, đại diện lãnh đạo UBND 7 xã trên địa bàn huyện có các sản phẩm đào, mận, lê và các nhà khoa học tham gia đề tài. Hội thảo trong khuôn khổ đề tài “ Giải pháp xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị sản phẩm Đào, Mận, Lê phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Tam Đường”.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe chủ nhiệm đề tài trình bày thực trạng, các giải pháp xúc tiến thương mại và nâng cao giá trị sản phẩm Đào, Mận, Lê phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Tam Đường.
Sau khi nghe chủ nhiệm đề tài trình bày các đại biểu đã có ý kiến về thực trạng, cũng như các giải pháp để phát triển sản phẩm gắn với du lịch tại địa bàn huyện.
Phát biểu tại Hội thảo, Đồng chí Phong Vĩnh Cường – Ủy viên BTV huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND huyện: Để Phát triển và nâng cao giá trị thương mại các sản phẩm Đào, Mận, Lê phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Tam Đường thì ngoài những yếu tố về năng suất chất lượng sản phẩm, cảnh quan, địa điểm vườn cây thì người dân trên địa bàn huyện cần phải thay đổi nhận thức, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các kiến thức, kỹ thuật để các sản phẩm đáp ứng các điều kiện hội nhập kinh tế thị trường, cần phải liên kết để các sản phẩm có đầu ra ổn định…
Cũng trong sáng ngày 21/6, các đại biểu đã lựa chọn logo và hoàn thiện quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Đào Mận Lê trên địa bàn huyện Tam Đường”. Theo đó, các đại biểu được nghe chủ nhiệm đề tài trình bày các văn bản quản lý chứng nhận nhãn hiệu cho các sản phẩm Đào, Mận, Lê của huyện Tam Đường” như: Quy chế quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), các tiêu chí cần chứng nhận đối với các sản phẩm Đào, mận, lê; lựa chọn Logo và xây dựng vùng bản đồ mang nhãn hiệu chứng nhận… Các văn bản quy định về luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm Đào, mận, lê. Các nội dung được trình bày tại Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sở hữu trí tuệ, những kiến thức cơ bản nhất về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu tập thể nói riêng.
Để xây dựng được logo nhãn hiệu cho các sản phẩm Đào, mận, lê, Trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái nguyên đã xây dựng03 mẫu logo và xin ý kiến các ngành chọn lựa mẫulogo, thông qua hội thảo sẽ lựa chọn được 03 mẫu logo đảm bảo màu sắc hài hòa, dễ nhớ dễ bảo hộ nhưng mang đặc trưng riêng cho 3 sản phẩm Đào, Mận, Lê qua đó hoàn thiện các thủ tục đăng ký xác lập quyền cho nhãn hiệu chứng nhận “Đào, Mận, Lê của huyện Tam Đường”.
Việc xác định được tầm quan trọng của quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu tập thể “ Đào, Mận, Lê Tam Đường” đã được lãnh đạo UBND huyện và các ngành, các hộ dân quan tâm và tham gia thảo luận rất sôi nổi, trong đó tập trung vào logo cho sản phẩm.
Phát biểu tại Hội thảo, Đồng chí Bùi Thị Lệ Dung – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh việc xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm đã được các địa phương tích cực triển khai, tính đến hết năm 2021 toàn tỉnh đã có 106sản phẩm OCOP đã được hội đồng chuyên môn tỉnh đánh giá rất cao. Tuy nhiên khó khăn gặp phải khi xây dựng chương trình đó chính là vấn đề xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông sản có vai trò quan trọng để phát triển sản phẩm nông nghiệp, góp phần khẳng định chất lượng quyền sở hữu và nâng cao giá trị sản phẩm.
Thanh Huyền – Phạm Loan