I. Tình hình triển khai và kết quả thực hiện
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện
Thực hiện Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 20212030; Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành một số văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện: Quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 về việc phê duyệt Danh mục đề án khuyến công địa phương năm 2022; Kế hoạch số 3319/KH-UBND ngày 15/10/2021 kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, như: Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng Kế hoạch thực hiện nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2022; Sở Công Thương đăng ký đề án khuyến công quốc gia năm 2022 với Bộ Công Thương,… làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Công tác thông tin, truyền thông
Chương trình Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp. Tổ chức đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nâng cao nhận thức, cập nhật kiến thức về năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để phổ biến, giới thiệu về các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá; thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ; các công cụ hỗ trợ cho sản suất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia các hoạt động của Giải thưởng Chất lượng quốc gia. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương về hoạt động khuyến công; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tới các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của các cơ sở công nghiệp về hoạt động khuyến công, từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, quảng bá sản phẩm, tạo thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Hướng dẫn các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp triển khai thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia, chương trình khuyến công địa phương đã được phê duyệt, nhất là việc lập hồ sơ đề án khuyến công và tổ chức thực hiện một số nội dung hỗ trợ có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình theo từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg
3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng
Để thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng trên địa bàn, Tỉnh đã ban hành một số chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện hoạt động hiệu quả như: Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Quy định chính sách hỗ trợ tài chính trong chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ và các hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 về việc phê duyệt Danh mục đề án khuyến công địa phương năm 2022; Kế hoạch số 3319/KH-UBND ngày 15/10/2021 kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3.2. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng Chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tích cực thông tin, truyền thông nội dung nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm hàng hóa có liên quan trên địa bàn tỉnh. Tiêu biểu với một số hoạt động: Tuyên truyền trên Fanpage của UBND tỉnh Lai Châu; Cổng Thông tin đối ngoại tỉnh và Trang TTĐT của Sở gần 100 tin, bài, ảnh (Sản phẩm trà Việt Nam đoạt 04 giải trà thế giới trong Cuộc thi Trà quốc tế tại Paris 2022; Việt Nam kêu gọi nỗ lực toàn cầu thúc đẩy phát triển bền vững,…); Báo Lai Châu với 500 tác phẩm (tin, bài, ảnh, văn bản, video) trên các chuyên mục “Lai châu tiềm năng và lợi thế”; “Ocop Lai Châu”,… Một số tin, bài tiêu biểu: Mắc ca khẳng định vị thế trên đất khó; lúa tẻ râu – cây trồng tiềm năng; nâng tầm đặc sản Tây Bắc; Ocop – Cơ hội vàng cho nông sản bay xa…; Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh đã tuyên truyền khoảng trên 100 tin, bài, phóng sự phát thanh, tuyền hình tuyên truyền về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa bằng tiếng phổ thông và 04 tiếng dân tộc Thái, Mông, Dao, Hà nhì trong Chương trình thời sự, các chuyên mục “Bản tin trong nước”, “Điểm báo”, “Chuyên mục thị trường”; Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã đăng tải tuyên truyền được gần 50 tin, bài, ảnh, văn bản về việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (52 chủ thể được trao giấy Chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2022; Lai Châu: 34 sản phẩm OCOP đạt 3 sao tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022 (đợt 2); Hơn 100 sản phẩm OCOP, nông sản tiêu biểu được trưng bày… )
3.3. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh
Trong năm 2022 công tác hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh đã thu được một số kết quả:
– Hướng dẫn 02 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Chè Tam Đường và Công ty TNHH MTV Xăng dầu Lai Châu) tiếp tục duy trì áp dụng và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Bên cạnh đó Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Chè Tam Đường tiếp tục duy trì vận hành Hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, VietGAP, Rainforest (RA) và HACCP;
– Hướng dẫn 25 cơ sở (HTX, doanh nghiệp và hộ kinh doanh) được hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho 39 sản phẩm thuộc các nhóm ngành (thực phẩm; đồ uống có cồn; thủ công mỹ nghệ, trang trí) và đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm do đơn vị sản xuất.
– Tiếp tục vận hành trang Website Smartgap.laichau.gov.vn để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa ( đặt tại Trung tâm Kiểm định và Phát triển Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ)
– Triển khai thực hiện 09 đề án khuyến công với tổng số kinh phí hỗ trợ hơn 1,3 tỷ đồng, gồm: 03 đề án có nguồn kinh phí từ nguồn khuyến công quốc gia1, 06 đề án có nguồn kinh phí từ nguồn khuyến công địa phương.
– Triển khai kế hoạch hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2021 – 2022 trên địa bàn tỉnh trong đó: năm 2021 đề nghị Bộ KHCN trình Thủ tường chính phủ tặng 01 giải vàng cho 01 Doanh nghiệp và 01 Giaỉ thưởng Chất lượng quốc gia3; năm 2022 đề nghị Bộ KHCN trình Thủ tường chính phủ tặng 01 giải vàng cho 01 Doanh nghiệp4. 3.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng Tổ chức thành công 02 Hội nghị: Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Hội nghị về truy xuất nguồn gốc sản phầm, hàng hóa với 300 lượt tham dự là Lãnh đạo, chuyên viên các Sở, ngành; lãnh đạo và công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo UBND các xã, phường thuộc UBND thành phố; các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm hàng hóa có lên quan trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Tổ chức 02 lớp tập huấn về nội dung duy trì, cải tiến HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 cho 300 lượt người tham dự thuộc 178 đơn vị đang áp dụng.
II. Đánh giá kết quả, hiệu quả đạt được trong năm 2022 và lũy kế kết quả, hiệu quả đạt được từ chương trình đến hết năm 2022.
1. Đánh giá kết quả, hiệu quả đã đạt được Công tác triển khai Chương trình Quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 đã được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện, đạt hiệu quả tốt và đem lại kết quả thiết thực, đảm bảo đúng mục tiêu được UBND tỉnh đề ra tại Kế hoạch số 3319/KH-UBND ngày 15/10/2021.
2. Những tồn tại và vướng mắc
Chưa có các phóng sự, chuyên đề về hoạt động năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử và phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Công tác thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tham gia vào chính sách khuyến công chưa được nhiều do đó số lượng đề án khuyến công được xây dựng, tổ chức triển khai còn ít. Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp nên việc đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất còn hạn chế.
3. Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc
Chưa xây dựng, đào tào, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia và đội ngũ giúp việc về năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định để triển khai Chương trình đạt hiệu quả tốt hơn.
III. Phương hướng, giải pháp thực hiện chương trình năm 2023 và những năm tiếp theo
1. Phương hướng
Phấn đấu xây dựng đội ngũ chuyên gia và đội ngũ giúp việc về năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định.
2. Giải pháp thực hiện
– Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp.
– Hàng năm, tổ chức từ 01 đến 02 khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn hàng hóa, năng suất chất lượng, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, sở hữu trí tuệ và ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho đội ngũ chuyên gia, đội ngũ giúp việc và đội ngũ công chức và cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động.
– Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.
– Tăng cường các hoạt động tham quan, trao đổi về kinh nghiệm, kỹ thuật gia tăng năng suất, so sánh năng suất với các tỉnh khu vực lân cận và cả nước
BBT
( TH từ nguồn Báo cáo kết quả thực hiện chương trình Quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2023 năm 2022 trên địa bàn tỉnh Lai Châu